-
Phân viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập
Kỷ niệm 35 năm thành lập Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (29/6/1983 - 29/6/2018). Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học về Khí tượng Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu.
-
Ngày nước thế giới 2016: Nước và việc làm
Liên Hiệp Quốc đã công bố chủ đề Ngày nước thế giới (22-3) năm nay là “Nước và việc làm”. Chủ đề này được chọn nhằm tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.
-
Trung Quốc tuyên bố xả nước xuống hạ lưu sông Mekong
Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Mekong đến ngày 10/4 để cứu hạn ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
-
Hồ Dầu Tiếng xả nước 'cứu' người dân Sài Gòn
Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều nhà máy nước ngưng trệ có thể khiến hàng triệu người Sài Gòn thiếu nước nên hồ Dầu Tiếng phải ứng cứu.
-
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào
Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa.
-
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chiều ngày 21/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành có buổi tiếp và làm việc với ông Achim Fock, Giám đốc Chương trình đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về các hỗ trợ liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới.
-
Ngày 26/01/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo khởi động 2 hoạt động “Tư vấn kỹ thuật về dữ liệu khí hậu hiện tại, tương lai và phân tích nhằm phục vụ công tác quản lý nguồn nước tại tỉnh Ninh Thuận” và “Tư vấn kỹ thuật xây dựng mô hình thủy lực - thủy văn sông Dinh và mô hình thoát nước tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong mối liên hệ với biến đổi khi hậu”.
-
TP. HCM đưa vào hoạt động 2 tuyến xe buýt thân thiện môi trường
UBND TP HCM vừa quyết định, từ ngày 1/3/2016 sẽ đưa toàn bộ xe buýt thân thiện môi trường (loại xe CNG sử dụng khí nén thiên nhiên ) vào hoạt động trên tuyến số 33 bến xe An Sương - Suối Tiên - Đại học Quốc gia và tuyến số 104 bến xe An Sương - Đại học Nông lâm.

Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm
![]() |
Hàng chục nghìn ha lúa ở miền Tây chết do nước mặn xâm nhập. Ảnh: Cửu Long |
"Dù chúng ta có biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra và sẽ nghiêm trọng hơn, do vậy cần phải cấp bách thống nhất các biện pháp ứng phó thiên tai", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói tại Hội nghị phòng chống hạn, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, sáng 17/2.
Theo Bộ trưởng Phát, trước mắt phải bảo vệ vụ lúa đông xuân 1,55 triệu ha trên đồng, sau đó tính chuyện an toàn cho vụ hè thu cũng như đời sống sản xuất của người dân. Đồng thời, địa phương phải có giải pháp tầm nhìn tương lai để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, gay gắt hơn.
![]() |
Nạo vét kênh mương nội đồng để giữ ngọt ở vùng bán đảo Cà Mau. Ảnh: Cửu Long |
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp cho thấy, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Me Kong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước.
Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa biển nhưng lần đầu bị nước mặn tấn công. Tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng thiên tai hơn 40.000 ha lúa bị chết, đời sống sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng… Nhiều khả năng, các địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh, Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt từ 2 tháng trở lên.
![]() |
Hệ thống cống đập ở các địa phương ven biển tại miền Tây được đóng kín để trữ nước ngọt. Ảnh: Cửu Long |
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lương thực, chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây, 69% thủy sản của cả nước. Do vậy việc phòng chống hạn, mặn cho vùng này là vấn đề sống còn.
"Trước mắt nên làm đê bao khép kín giữ ngọt, ngăn mặn tại những vùng sản suất trọng điểm như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười... Về lâu dài, Chính phủ nên làm việc với các nước xung quanh để phối hợp giải quyết, thống nhất các biện pháp đảm bảo nguồn nước ngọt, chống hạn, mặn", ông Nguyễn Phong Quang - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - nói.
- Tàu NASA sắp tấn công tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất(05/09/2019 19:46:54)
- Hà Nội công bố cá chết do 'nước thải và thay đổi thời tiết' (05/07/2017 8:52:49)
- Học sinh Sài Gòn mặc áo ấm trong tiết trời se lạnh(18/09/2018 8:52:32)
- Sài Gòn mù mịt sương (05/07/2017 8:52:26)
- Myanmar - Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu(06/01/2019 16:06:52)
- Đánh giá việc sử dụng tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và TP.HCM (06/01/2019 14:57:39)
- Đêm nay bão vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa(28/09/2021 21:20:28)
- Mây cuộn dài 1.000 km vắt ngang trời(05/09/2019 19:47:44)
- Siêu bão Dorian xuất hiện điều kỳ dị: ‘Điềm báo hủy diệt‘ NASA lo sợ thành sự thật(05/09/2019 22:59:28)
- Săn Bão(06/09/2019 8:54:19)